top of page
  • Ảnh của tác giảdakhoaleloi

Những điều cần biết về thuốc phá thai nội khoa

Hiện nay, có nhiều người tự mua thuốc tránh thai khẩn cấp để phá thai. Điều này sẽ rất nguy hiểm trong trường hợp chị em uống quá liều vì... uống mãi mà không thấy thai ra, ngoài hậu quả phải nhận lấy nhiều tai biến khác do dùng thuốc phá thai nội khoa không đúng.

Thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc phá thai

Chị em cần chú ý rằng, thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc phá thai nội khoa là 2 loại khác nhau, nếu cùng một loại dược chất thì liều lượng thuốc phá thai nội khoa cao hơn rất nhiều so với loại thuốc tránh thai khẩn cấp.

Có trường hợp nữ giới uống 10 - 20 viên thuốc tránh thai khẩn cấp và nghĩ rằng “cộng dồn là đủ liều để phá thai” nhưng thuốc để ngừa thai khẩn cấp chỉ có tác dụng tránh thai khẩn cấp cho nên không được sử dụng cộng dồn liều để giống như thuốc phá thai. 

Nếu chị em dùng quá liều tránh thai khẩn cấp, nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc ngừa thai khẩn cấp như buồn nôn, tiêu chảy, ớn lạnh, sốt, rét run… tăng lên rất nhiều lần và tác dụng phá thai nếu có được thì cũng sẽ gây nhiều tai biến do không có sự theo dõi của bác sĩ y khoa.

Những điều cần biết về thuốc phá thai nội khoa

Những điều cần biết về thuốc phá thai nội khoa
Những điều cần biết về thuốc phá thai nội khoa

Phương pháp sử dụng thuốc để bỏ thai được gọi là phá thai nội khoa. Cần biết rằng, phương pháp đình chỉ thai nội khoa cũng nguy hiểm và phải được thực hiện tại cơ sở y tế, bệnh viện.

Khi phá thai nội khoa sẽ dùng kết hợp hai loại thuốc, một là mifepriston (còn gọi RU486, biệt dược Mifestad®200 và hoàn toàn khác so với Mifestad®10 trong thuốc tránh thai khẩn cấp) và hai là misoprostol. Mifepriston có tác dụng làm cho niêm mạc tử cung ngăn cản cho việc làm tổ của trứng thụ tinh. Còn misoprostol sẽ làm co thắt tử cung để tống trứng thụ tinh ra bên ngoài. 

Một trong 2 nội tiết tố (hoóc-môn) ở nữ giới là progesteron đóng vai trò quan trọng trong việc thụ thai. Progesteron sẽ làm dày và chắc niêm mạc tử cung để chuẩn bị trứng thụ tinh làm tổ, đồng thời ức chế sự co bóp của cơ tử cung để duy trì thai. Nếu trứng đã thụ tinh mà sự tiết progesteron không đủ sẽ gây tình trạng sinh ra sinh non hay sẩy thai. Vào các năm 1970 đã nghiên cứu rằng, bên trong tế bào niêm mạc tử cung có chứa các receptor (thụ thể) mà progesteron kết hợp mới phát huy tác dụng. Lập tức, các nhà nghiên cứu nghĩ đến tìm hợp chất dùng làm thuốc tương tranh với progesteron để không cho gắn vào những thụ thể đó, Progesteron không còn chỗ gắn vào nữa sẽ không thuận lợi để làm tổ trứng thụ tinh gắn vào tạo thai nhi.

Vào năm 1980, hợp chất mifepriston được tổng hợp và tác dụng kháng progesteron bằng cách gắn vào progesteron. Năm 1982 thuốc này được thử nghiệm trên người để xem có chống thụ thai sớm, tức là làm thai ngừng phát triển. Năm 1990, Silvestre và cộng sự đã kết hợp mifepriston và một dẫn chất prostaglandin là misoprostol trong 2.115 phụ nữ ở Pháp để chấm dứt sớm quá trình thụ thai (misoprostol gây co thắt để tống thai không phát triển ra bên ngoài).

Chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về để uống mà phải đến các cơ sở phá thai để làm các xét nghiệm lâm sàng trước khi tiến hành phá thai nội khoa.

Phòng khám phá thai tại TP. Vinh 

4 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

留言


bottom of page